MỘT VĂN TỰ CHÍNH XÁC VÀ ĐÁNG TIN CẬY


Điều gì cho thấy Kinh-thánh chính xác về khoa học?

14 Mặc dầu Kinh-thánh không phải là một sách giáo khoa về khoa học, nhưng lại rất chính xác về khoa học. Thí dụ, vào thời mà phần lớn người ta tin rằng trái đất bằng phẳng, nhà tiên tri Ê-sai nói nó là “vòng” (tiếng Hê-bơ-rơ là chugh, ở đây cho người ta có ý niệm là “khối cầu”) (Ê-sai 40:22). Nhiều người không chấp nhận ý niệm trái đất là một khối cầu cho đến hàng ngàn năm sau thời Ê-sai. Hơn nữa, nơi Gióp 26:7—viết hơn 3.000 năm trước đây—nói rằng Đức Chúa Trời “treo trái đất trong khoảng không-không”. Một học giả Kinh-thánh nói: “Thiên văn học cho biết trái đất treo lơ lửng trong không gian. Nhưng làm sao Gióp lại biết được điều này trước đó? Đây là câu hỏi mà những người không chấp nhận Kinh-thánh được Đức Chúa Trời soi dẫn sẽ không dễ gì trả lời”.
15. Cách tường thuật trong Kinh-thánh củng cố sự tin tưởng của chúng ta nơi Kinh-thánh như thế nào?
15 Cách tường thuật trong Kinh-thánh cũng làm chúng ta tin cuốn sách cổ này nhiều hơn nữa. Không như những chuyện hoang đường, những chuyện trong Kinh-thánh đều có ghi tên các nhân vật và ngày tháng rõ ràng (I Các Vua 14:25; Ê-sai 36:1; Lu-ca 3:1, 2). Và trong khi các sử gia thời xưa luôn luôn phóng đại những chiến thắng của vua chúa họ và che giấu những cuộc thất trận và lỗi lầm, thì người viết Kinh-thánh lại thẳng thắn và thành thật—ngay cả về những tội trọng của chính họ (Dân-số Ký 20:7-13; II Sa-mu-ên 12:7-14;24:10).

SÁCH TIÊN TRI
16.Bằng chứng nào hùng hồn nhất cho thấy Kinh-thánh được Đức Chúa Trời soi dẫn?
16 Lời tiên tri được ứng nghiệm là bằng chứng rõ ràng xác định Kinh-thánh được Đức Chúa Trời soi dẫn. Kinh-thánh có nhiều lời tiên tri đã được ứng nghiệm đến tận chi tiết. Hiển nhiên, người phàm không thể nào làm được việc này. Vậy thì điều gì khiến người ta nói những lời tiên tri đó? Chính Kinh-thánh giải thích: “Chẳng hề có lời tiên tri nào là do ý một người nào mà ra, nhưng những người do Đức Chúa Trời và được thánh linh [hay sinh hoạt lực của Đức Chúa Trời] cảm động đã nói tiên tri” (II Phi-e-rơ 1:21NW). Hãy xem vài thí dụ.
17. Những lời tiên tri nào nói trước về sự sụp đổ của Ba-by-lôn, và những lời đó được ứng nghiệm ra sao?
17 Sự sụp đổ của Ba-by-lôn. Cả Ê-sai lẫn Giê-rê-mi đều nói trước rằng Ba-by-lôn sẽ rơi vào tay dân Mê-đi và Phe-rơ-sơ. Điều đáng lưu ý là lời tiên tri của Ê-sai về biến cố này được ghi lại khi Ba-by-lôn đương ở trong thời kỳ cực thịnh, khoảng 200 năm trước khi bị tiêu diệt! Sau đây là những khía cạnh của lời tiên tri có ghi trong lịch sử: sông Ơ-phơ-rát bị cạn vì người ta rẽ nước cho chảy sang một hồ nhân tạo (Ê-sai 44:27; Giê-rê-mi 50:38); việc canh gác hời hợt tại những cửa thành Ba-by-lôn bên bờ sông (Ê-sai 45:1); và cuộc chinh phục của vị vua tên là Si-ru (Ê-sai 44:28).
18. Lời tiên tri của Kinh-thánh về sự thăng trầm của “vua nước Gờ-réc” được ứng nghiệm thế nào?
18 Sự thăng trầm của “vua nước Gờ-réc”Trong một sự hiện thấy, Đa-ni-ên thấy một con dê đực húc con chiên đực làm gẫy hai sừng của nó, và vật nó xuống đất. Rồi, cái sừng lớn của con dê đực gãy đi, và bốn cái sừng mọc lên ở chỗ đó (Đa-ni-ên 8:1-8). Đa-ni-ên được giải thích như sau: “Con chiên đực mà ngươi đã thấy, có hai sừng, đó là các vua nước Mê-đi và Phe-rơ-sơ. Con dê xờm đực, tức là vua nước Gờ-réc; và cái sừng lớn ở giữa hai con mắt, tức là vua đầu nhất. Về sừng đã gẫy đi, có bốn sừng mọc lên trong chỗ nó: tức là bốn nước bởi dân-tộc đó dấy lên, song quyền-thế không bằng sừng ấy” (Đa-ni-ên 8:20-22). Đúng như lời tiên tri này, khoảng hai thế kỷ sau, “vua nước Gờ-réc” là A Lịch Sơn Đại đế lật đổ Đế quốc Mê-đi và Phe-rơ-sơ được tượng trưng bằng hai cái sừng. A Lịch Sơn Đại đế chết năm 323 trước công nguyên, và cuối cùng bốn tướng của ông lên thay. Tuy nhiên, không nước của vị tướng nào mạnh bằng đế quốc ông.
19. Những lời tiên tri nào đã được ứng nghiệm nơi Giê-su Christ?
19 Cuộc đời của Giê-su. Kinh-thánh phần tiếng Hê-bơ-rơ có rất nhiều lời tiên tri đã được ứng nghiệm về việc Giê-su ra đời, về thánh chức, cái chết và sự sống lại của ngài. Thí dụ, hơn 700 năm trước khi Giê-su ra đời, Mi-chê tiên tri rằng đấng Mê-si, hay đấng Christ, sẽ sinh tại Bết-lê-hem (Mi-chê 5:1; Lu-ca 2:4-7). Ê-sai, người cùng thời với Mi-chê, nói trước rằng đấng Mê-si sẽ bị người ta đánh và nhổ vào mặt (Ê-sai 50:6; Ma-thi-ơ 26:67). Năm trăm năm trước khi đấng Mê-si bị người ta phản vì 30 miếng bạc, Xa-cha-ri đã tiên tri về điều đó (Xa-cha-ri 11:12; Ma-thi-ơ 26:15). Hơn một ngàn năm trước khi Giê-su chết, Đa-vít đã nói về những hoàn cảnh liên quan đến cái chết của ngài (Thi-thiên 22:7, 8, 18; Ma-thi-ơ 27:35, 39-43). Và khoảng năm thế kỷ trước khi xảy ra, lời tiên tri của Đa-ni-ên tiết lộ khi nào đấng Mê-si sẽ xuất hiện cũng như ngài làm thánh chức bao lâu và khi nào thì ngài chết (Đa-ni-ên 9:24-27). Đây chỉ là vài thí dụ trong số những lời tiên tri đã ứng nghiệm nơi Giê-su Christ. Bạn sẽ thấy được lợi ích khi đọc nhiều về ngài trong những chương sau.
20. Sự kiện những lời tiên tri trong Kinh-thánh được hoàn toàn ứng nghiệm khiến chúng ta tin gì?
20 Người ta cũng thấy nhiều điều đã xảy ra đúng như những lời tiên tri trong Kinh-thánhnói cách đó rất lâu. Bạn có lẽ hỏi: “Nhưng, điều này có ảnh hưởng gì tới đời sống tôi?” Vậy thì nếu người nào đó nói thật với bạn nhiều năm nay, bạn có đột nhiên nghi ngờ khi người đó nói một điều mới không? Không! Đức Chúa Trời nói thật trong toàn thể cuốn Kinh-thánh. Chẳng lẽ điều này không giúp bạn đặt tin tưởng vào những điều Kinh-thánh hứa, chẳng hạn như những lời tiên tri về việc trái đất sắp trở thành một địa đàng sao? Quả thật, chúng ta cũng có thể tin như Phao-lô, một môn đồ của Giê-su vào thế kỷ thứ nhất, là người viết rằng “Đức Chúa Trời không thể nói dối” (Tít 1:2). Ngoài ra, khi chúng ta đọc và áp dụng lời khuyên của Kinh-thánh, chúng ta thực hành sự khôn ngoan mà loài người không thể tự đạt được, vì Kinh-thánh là một cuốn sách tiết lộ sự hiểu biết về Đức Chúa Trời dẫn đến sự sống đời đời.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến